Đánh giá Marvel's Spider-Man 2: trải nghiệm ‘vô tiền khoáng hậu’ của loạt game Spider-Man
Có tên hệ thống Phát sóng-Giám sát Phụ thuộc Tự động (ADS-B), công nghệ phát đi tín hiệu về vị trí, độ cao và tốc độ của trực thăng Black Hawk, từ đó cho phép các nhân viên đài kiểm soát không lưu theo dõi chi tiết về chuyển động của máy bay.Thượng nghị sĩ Ted Cruz là thành viên đảng Cộng hòa của Ủy ban Thương mại, Khoa học và Giao thông Thượng viện Mỹ. Ủy ban này đã được cung cấp thông tin mới nhất về cuộc điều tra thảm kịch hàng không ở vùng thủ đô Washington (Mỹ) vừa qua. Phía cung cấp thông tin là Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia (NTSB) của nước này.Trả lời một số báo đài Mỹ như USA Today, The New York Times hôm nay 7.2 (giờ Việt Nam), ông Cruz bày tỏ quan ngại về việc hệ thống ADS-B trên trực thăng bị tắt.ADS-B cho phép phía kiểm soát không lưu có thêm số liệu tham chiếu bên cạnh radar, vốn có thể xảy ra việc chậm phát dữ liệu trong vòng vài giây, và vì thế mang đến một tầng bảo vệ khác cho trực thăng."Đó là chuyến bay huấn luyện, do vậy không hề có nguyên nhân nào bắt buộc phải tắt ADS-B trên trực thăng", ông Cruz cho biết sau cuộc họp với NTSB và FAA.Hệ thống ADS-B còn có cả màn hình cho phi công thấy được vị trí của các máy bay khác trên bầu trời hoặc trên đường băng.Chiếc trực thăng gặp nạn trong lúc thực hiện sứ mệnh huấn luyện thường lệ. Dữ liệu cho thấy Black Hawk từ Wichita (bang Kansas) có lẽ đã ở vị trí cao hơn độ cao tối đa cho hành trình này, vốn chỉ dừng ở mức 61 m.Tính đến thời điểm hiện tại, giới hữu trách đã hoàn tất việc trục vớt mọi bộ phận quan trọng của trực thăng và máy bay hành khách của Hãng American Airlines từ sông Potomac. Các nhà điều tra hy vọng sẽ biết thêm chi tiết về thảm kịch hàng không sau khi tiếp cận được xác trực thăng.Phi công quay cảnh máy bay bay gần nhau khiến hành khách kinh sợ
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 1 yêu cầu chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Theo chỉ thị, Quy hoạch điện VIII còn một số bất cập, các dự án nguồn điện còn gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách nên giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến phát triển nguồn điện chỉ đạt 56,7% so với kế hoạch, tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện.Để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% và hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, đòi hỏi điện năng tăng trưởng gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hàng năm từ 12% đến trên 16% (tương ứng mỗi năm cần bổ sung từ 8.000 - 10.000 MW).Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công thương chỉ đạo lựa chọn nhà đầu tư dự án LNG Nghi Sơn, LNG Quỳnh Lập, LNG Cà Ná… hoàn thành trong quý 2/2025; đẩy nhanh tiến độ đầu tư để hoàn thành chậm nhất trong quý 3/2028.Với các dự án nguồn điện dự kiến hoàn thành và vận hành vào năm 2025 như Thủy điện Nậm Củm 4, Hòa Bình MR, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4, Vũng Áng II, Quảng Trạch I, đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành sớm hơn từ 3 - 6 tháng... Đặc biệt, tập trung chỉ đạo triển khai, hoàn thành công tác đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm.Đồng thời, cần xây dựng các dự án truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nhà máy điện như Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4; khẩn trương triển khai thi công đưa công trình đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào vận hành trong năm 2025 để giải tỏa công suất nguồn thủy điện phía bắc và phục vụ nhập khẩu điện từ Trung Quốc nếu cần.Thi công hoàn thành dự án đường dây 500 kV Monsoon - Thạch Mỹ trong tháng 1.2025. Nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án đường dây truyền tải từ các công trình thủy điện của Lào về các tỉnh phía bắc, tăng cường nhập khẩu điện từ Lào trong năm 2025. Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh khai thác than tăng 20 - 25% so với năm 2024. Tạo thuận lợi tối đa để người dân, doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời mái nhà.
Những điều về serum dưỡng da không phải ai cũng biết
Theo đó, Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM được Bộ GD-ĐT đồng ý tại quyết định số 2418/QĐ-BGDĐT ngày 5.9.2024. Việc ra mắt Phân hiệu Gia Lai vào đầu năm 2025 thể hiện tầm nhìn chiến lược của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực Tây nguyên.GS-TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhấn mạnh: "Phân hiệu Gia Lai không chỉ là một cơ sở đào tạo mới mà còn là biểu tượng cho cam kết của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đồng hành cùng sự phát triển của Tây nguyên. Chúng tôi mong muốn kiến tạo một môi trường giáo dục tiên tiến, ươm mầm tri thức, đào tạo ra những thế hệ nhà giáo tâm huyết, giỏi chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực".Tây nguyên là khu vực có tiềm năng phát triển lớn nhưng còn gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là việc thiếu hụt đội ngũ giáo viên chất lượng cao. Việc thành lập Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ góp phần giải quyết vấn đề này, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực cho khu vực.Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tập trung vào đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt giáo viên, đặc biệt là giáo viên chất lượng cao tại khu vực. Đồng thời, Phân hiệu Gia Lai sẽ mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao cho học sinh, sinh viên tại Gia Lai và các tỉnh lân cận, tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển. Phân hiệu cũng sẽ là trung tâm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế của giáo dục khu vực.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia Anthony Loke cho biết các điều khoản trong hợp đồng tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích của Malaysia Airlines dự kiến sẽ được hoàn tất trong vài ngày tới, theo tờ Malaysiakini."Chúng tôi vẫn chưa ký hợp đồng. Hợp đồng vẫn còn được xem xét bởi Tổng chưởng lý và các điều khoản sẽ được hoàn tất trong vài ngày tới", ông nói với KiniTV khi được hỏi vào giữa tuần này.Ông cho biết thêm, một con tàu của Ocean Infinity hiện đang trên đường từ Mauritius tới địa điểm được cho là vụ tai nạn xảy ra.Các trang web theo dõi hàng hải liệt kê điểm đến của con tàu "Armada 78 06" là "ngoài khơi Úc" và dự kiến sẽ đến vào chiều chủ nhật tuần này, điều đó làm dấy lên các báo cáo và suy đoán rằng Ocean Infinity có thể bắt đầu cuộc tìm kiếm ngay cả trước khi hợp đồng với Malaysia được ký kết.Đây sẽ là nỗ lực thứ ba nhằm tìm kiếm chiếc máy bay mất tích và là nỗ lực thứ hai của Ocean Infinity. Chiếc máy bay được cho là đang ở vùng nước sâu của Ấn Độ Dương, cách Perth khoảng 1.500 km về phía tây.Trang 9News.com của Úc đưa tin cuộc tìm kiếm sẽ tập trung vào khu vực rộng 15.000 km2, cách khu vực được Ocean Infinity tìm kiếm trước đó trong sứ mệnh vào năm 2018 khoảng 30 km.Vị trí của khu vực tìm kiếm đã được xác định bằng phân tích mới của ba nhóm nghiên cứu kể từ hoạt động tìm kiếm gần đây nhất, AviationSource News đưa tin.Tháng 12 năm ngoái, ông Loke thông báo rằng nội các đã đồng ý về nguyên tắc với đề xuất của Ocean Infinity về một hoạt động tìm kiếm mới trên cơ sở "không tìm thấy, không tính phí"."Không tìm thấy, không mất phí" là thỏa thuận tài chính chung cho các hoạt động cứu hộ hàng hải, trong đó nếu thành công, Ocean Infinity yêu cầu được trả 70 triệu USD.Chuyến bay MH370 khởi hành từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh vào đêm 8.3.2014, chở 239 hành khách và phi hành đoàn. Tuy nhiên, chiếc máy bay đã đi chệch khỏi đường bay một cách bí ẩn trên biển và chuyển hướng về phía tây, hướng tới Ấn Độ Dương.Mặc dù hầu hết các hệ thống liên lạc đã ngừng hoạt động, các nhà phân tích vẫn có thể theo dõi đường truyền cuối cùng của nó đến một nơi nào đó ở Nam Ấn Độ Dương.
Loạt tác phẩm mỹ thuật ấn tượng tại triển lãm 'Nắng tháng 4'
Lực lượng tuần duyên Malaysia hôm nay 3.1 thông báo họ đã tăng gấp đôi số lần tuần tra trên vùng biển nước này để xác định vị trí những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ, theo Reuters.Trước đó, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ 196 người di cư Myanmar không có giấy tờ vào sáng sớm nay 3.1, sau khi thuyền của họ cập vào một bãi biển trên đảo nghỉ dưỡng Langkawi thuộc bang Kedah của Malaysia, theo Reuters."Dựa trên thông tin mà lực lượng tuần duyên nhận được, có thêm hai chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ trên biển nhưng vẫn chưa rõ vị trí chính xác của họ", Lực lượng tuần duyên Malaysia cho hay trong một thông báo.Lãnh đạo Lực lượng tuần duyên Malaysia Mohd Rosli Abdullah cho biết thêm giới chức đang tuần tra vùng biển phía bắc ngoài khơi Langkawi và các khu vực biên giới, và đã sắp xếp việc tiến hành giám sát trên không để xác định vị trí của những chiếc thuyền nói trên.Lực lượng tuần duyên Malaysia cũng đang liên lạc với giới chức Thái Lan để xác định hướng di chuyển của những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar, theo ông Mohd Rosli.Trước đó cùng ngày, báo The Star của Malaysia loan tin khoảng 200 người tị nạn Rohingya từ Myanmar đã cập bờ tại Langkawi. Người Rohingya là cộng đồng thiểu số chủ yếu theo Hồi giáo ở Myanmar.Lực lượng tuần duyên Malaysia không nêu rõ liệu những người di cư bị bắt giữ nói trên có phải là người Rohingya hay không.Khoảng 1 triệu người Rohingya đã bỏ chạy, chủ yếu là sang nước láng giềng Bangladesh, để tránh cuộc tấn công quân sự của Myanmar được phát động vào tháng 8.2017, một chiến dịch mà các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc mô tả là một ví dụ điển hình về thanh trừng sắc tộc, theo Reuters. Chính quyền quân sự Myanmar đã bác bỏ các cáo buộc.Malaysia lâu nay là điểm đến ưa thích của người Rohingya chạy trốn khỏi Myanmar hoặc các trại tị nạn ở Bangladesh.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Malaysia đã từ chối tiếp nhận những chiếc thuyền chở người tị nạn Rohingya và tập hợp hàng ngàn người trong các trung tâm giam giữ đông đúc như một phần của chiến dịch phản đối những người di cư không có giấy tờ.Từ năm 2010-2024, giới chức Malaysia đã bắt giữ 2.089 người di cư Myanmar không có giấy tờ cố nhập cảnh vào nước này bằng đường biển, theo Lực lượng tuần duyên Malaysia.